MOSS, đối thủ cạnh tranh đầu tiên của Trung Quốc với ChatGPT của OpenAI, đã tạo ra tiếng vang trên các mạng truyền thông xã hội chỉ sau vài giờ ra mắt nhưng đã bị sập ngay sau đó do nhu cầu quá lớn. Chatbot do Trung Quốc phát triển có thể vượt qua được khó khăn này để cạnh tranh trên thị trường không?
Theo Reuters, mô hình MOSS này được phát triển bởi một nhóm chuyên gia tại phòng thí nghiệm NLP, đại học Phúc Đán. Họ tuyên bố rằng nó có thể thực hiện nhiều tác vụ ngôn ngữ tự nhiên khác nhau như tạo văn bản, tóm tắt văn bản, tạo mã, trả lời câu hỏi,…
Tuy nhiên, lượng truy cập bất ngờ vượt quá khả năng xử lý của MOSS và chúng đã gặp sự cố máy chủ và không còn mở rộng cho người dùng được nữa.
Theo Qiu Xipeng, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Phúc Đán chia sẻ: “Tài nguyên hệ thống của chúng tôi không đủ để hỗ trợ lượng truy cập quá lớn trong một thời gian ngắn. Chúng tôi không có đủ kinh nghiệm kỹ thuật nên đã tạo ra trải nghiệm và ấn tượng ban đầu không tốt với người dùng, do vậy chúng tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành đến những ai quan tâm MOSS”.
Tuy nhiên, có vẻ như Ernie Bot của Baidu một chatbot “Đại diện nâng cao thông qua tích hợp kiến thức” có thể thành công hơn trong việc cạnh tranh với ChatGPT. Baidu là gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc và nguồn tài của nó sẽ đảm bảo rằng Ernie Bot có được sự hỗ trợ cần thiết để tìm hiểu và xử lý nhu cầu sau khi nó ra mắt công chúng. Và được dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 03 này.
Trong khi đó, Bard của Google và Bing của Microsoft cũng đang cố gắng cạnh tranh với ChatGPT. Khi thị trường chatbot tiếp tục phát triển, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dự kiến sẽ ngày càng gay gắt.
Chung quy lại, ChatGPT đã tạo nên một cuộc cách mạng công nghệ có sức ảnh hưởng “ghê gớm” về giao tiếp giữa con người và máy móc và là mối “đe doạ” của các công cụ tìm kiếm khác. Đến hiện tại, ChatGPT được nhiều dùng công nhận là con AI thông minh nhất với đa công dụng, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người.